Chính quyền tỉnh Điện Biên đã thẳng tay xóa trắng điểm nhóm Tin Lành Tà Phì Chà, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, lấy cớ để thực hiện đề án 79 của tỉnh.
Chính quyền tỉnh Điện Biên đã thẳng tay xóa trắng điểm nhóm Tin Lành Tà Phì Chà, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, lấy cớ để thực hiện đề án 79 của tỉnh.
Nhà sinh hoạt và cầu nguyện của bà con.Ảnh: Nhật Quang.(20/10/2017
(Báo Báo Mới.com gọi là “xóm liều” nhà bạc)
(Báo Báo Mới.com gọi là “xóm liều” nhà bạc)
Vị trí ngôi nhà cầu nguyện chỉ còn lại cái nền. Ảnh: Nhật Quang (10/12/2017)
Ngày 15/11/2017, 5 trong số 71 ngôi nhà trong bản đã bị nhân viên chính quyền phá dỡ. Do điểm nhóm Tá Phì Chà nằm cách khá xa đường quốc lộ 131 nên khi thực hiện cưỡng chế chính quyền huyện Mường Nhé đã huy động máy múc mở đường lên tận bản cùng một lực lượng lớn gồm cả dân quân ở các bản trong huyện Mường Nhé và công an, bộ đội biên phòng , cơ động. Các ngã đường đến bản đều bị chính quyền lập chốt chặn; không ai có thể ra, vào dù trong các trường hợp rất cấp bách, cần thiết như thăm, khám bệnh.
Ngày 20/10/2017 đây chỉ là con đường mòn. Ảnh: Nhật Quang.
Con đường mới mở phục vụ cho phương tiện đi lại. Ảnh: Nhật Quang
Trong khi đó số ra ngày 28/11/2017 của Báo Mới.com lại có bài viết nói rằng việc di dời dân ở đây đều là do các hộ dân tự nguyện đăng ký, không hề có sự ép buộc hay cưỡng chế.
Chủ trương xóa sổ nhóm điểm Tin Lành của người dân tộc Mông đã được tỉnh Điện Biên giao cho ông Dương Mạnh Hùng, tổ trưởng tổ công tác 420 . Ông Hùng đã tuyên bố thẳng thừng với dân bản Tà Phì Chà ngày 22/10/2017, “ Mỗi con người chúng mày không đáng giá một mét vuông đất của tao.” Ông Dương Mạnh Hùng đe dọa nếu các hộ dân không đồng ý ký đơn đăng ký thực hiện đề án thì sau ngày 15/11/2017 sẽ tiến hành cưỡng chế, phá dỡ nhà cửa. Sau một thời gian không tiếp cận được điểm nhóm bản Tà Pì Chà, ngày 10/12/2017 phóng viên VNTB đã tìm cách xâm nhập hiện trường đã bị cưỡng chế phải dời đi này. Mảnh đất đã từng là bản rẫy, nơi chôn rau cắt rốn, ruộng nương, điểm nhóm học đạo, sống đạo và thờ phượng Chúa của 71 hộ dân Hmong theo đạo Tin Lành Mông chỉ còn lại cảnh tan hoang.
Chủ trương xóa sổ nhóm điểm Tin Lành của người dân tộc Mông đã được tỉnh Điện Biên giao cho ông Dương Mạnh Hùng, tổ trưởng tổ công tác 420 . Ông Hùng đã tuyên bố thẳng thừng với dân bản Tà Phì Chà ngày 22/10/2017, “ Mỗi con người chúng mày không đáng giá một mét vuông đất của tao.” Ông Dương Mạnh Hùng đe dọa nếu các hộ dân không đồng ý ký đơn đăng ký thực hiện đề án thì sau ngày 15/11/2017 sẽ tiến hành cưỡng chế, phá dỡ nhà cửa. Sau một thời gian không tiếp cận được điểm nhóm bản Tà Pì Chà, ngày 10/12/2017 phóng viên VNTB đã tìm cách xâm nhập hiện trường đã bị cưỡng chế phải dời đi này. Mảnh đất đã từng là bản rẫy, nơi chôn rau cắt rốn, ruộng nương, điểm nhóm học đạo, sống đạo và thờ phượng Chúa của 71 hộ dân Hmong theo đạo Tin Lành Mông chỉ còn lại cảnh tan hoang.
Một góc bản ngày 20/10/2017.Ảnh: Nhật Quang
Một góc bản tan hoang 10/12/2017.Ảnh: Nhật Quang
Theo thông tin phóng viên ghi nhận được, một số hộ đã bị đưa về tận Yên Bái, Lai Châu, Sơn La…Một số hộ khác không biết đã bị đưa đi đâu. Khi tiến hành cưỡng chế, nhân viên thuộc quyền của ông Dương Mạnh Hùng dã dùng vũ lực cướp đoạt tất cả điện thoại của mọi người dân bản, cho đến nay chưa ai có thể liên lạc được với nhiều hộ. Những hộ trước đó đã bị ép phải ký đơn đăng ký thực hiện đề án, được chính quyền hứa sẽ đưa đến những bản làng khác, tuy nhiên đến nay người trong nhóm đạo không biết nơi họ đang sống.
Từ khi vụ việc cưỡng chế bắt đầu cho đến khi kết thúc ngoài báo biên phòng không hề thấy một cơ quan báo chí nào trong nước đưa tin về việc này.
Sự việc đuổi dân, chiếm đất này thêm một lần nữa tự nó tố cáo sự đàn áp liên tục và không nương tay của chính quyền trên hơn 4 trăm ngàn người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành tại miền Bắc Việt Nam.
Nhật Quang
Từ khi vụ việc cưỡng chế bắt đầu cho đến khi kết thúc ngoài báo biên phòng không hề thấy một cơ quan báo chí nào trong nước đưa tin về việc này.
Sự việc đuổi dân, chiếm đất này thêm một lần nữa tự nó tố cáo sự đàn áp liên tục và không nương tay của chính quyền trên hơn 4 trăm ngàn người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành tại miền Bắc Việt Nam.
Nhật Quang